Đặc điểm nhận biết vùng xây nhà yến tốt nhất 2024 – PvH
Địa điểm vàng ở đâu được xem là vùng nuôi chim yến tiềm năng nhất 2024?. Hiện nay, số lượng nhà nuôi yến ở nước ta đang tăng lên, khu vực nuôi yến trước đây được coi là lý tưởng đã bão hòa.
Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin để các nhà đầu tư mới tìm hiểu về nghề nuôi chim yến có thể tham khảo: yếu tố môi trường quan trọng, lựa chọn địa điểm nuôi chim yến phù hợp và tránh xa những rủi ro đầu tư không đáng.
I. Yếu tố môi trường.
- Khí hậu:
- Nhiệt độ:
- Chim yến là loài ưa ấm, nhiệt độ thích hợp cho chim yến sinh sống và phát triển là 23 – 35°C.
- Nên xây nhà yến ở nơi có nhiệt độ tương đối ổn định trong năm, ít biến động đột ngột.
- Nếu nhiệt độ quá cao, chim yến sẽ cảm thấy khó chịu, bỏ đi tìm nơi khác mát mẻ hơn.
- Nếu nhiệt độ quá thấp, chim yến sẽ trở nên uể oải, giảm khả năng sinh sản và chất lượng tổ yến.
- Độ ẩm:
- Độ ẩm lý tưởng cho chim yến sinh sống và làm tổ là 70 – 80%.
- Độ ẩm cao giúp tổ yến có độ dai, bóng và đẹp mắt.
- Nên sử dụng thiết bị phun sương hoặc máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong nhà yến.
- Tuy nhiên, cần lưu ý tránh để độ ẩm quá cao, dẫn đến nấm mốc và vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe chim yến và chất lượng tổ yến.
- Lượng mưa:
- Lượng mưa vừa phải, không quá nhiều hay quá ít.
- Mưa quá nhiều có thể gây ẩm ướt, nấm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe chim yến và chất lượng tổ yến.
- Mưa quá ít có thể khiến chim yến thiếu nước, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chất lượng tổ yến.
- Nguồn thức ăn:
- Chim yến chủ yếu ăn côn trùng, đặc biệt là các loại côn trùng bay như mối, muỗi, cào cào, ve sầu,…
- Do đó, vị trí xây nhà yến cần gần nguồn thức ăn dồi dào như sông, hồ, cánh đồng, khu vực có nhiều cây xanh,…
- Nên khảo sát lượng côn trùng trong khu vực trước khi xây nhà yến.
- Có thể sử dụng thiết bị thu hút côn trùng để tăng lượng thức ăn cho chim yến.
- Địa hình:
- Nên xây nhà yến ở nơi cao ráo, thoáng mát, tránh úng ngập.
- Nên xây nhà yến trên nền đất cứng, bằng phẳng, tránh sụt lún.
- Nên xây nhà yến ở nơi có tầm nhìn rộng, thoáng đãng, chim yến dễ dàng bay vào ra.
- Tránh xây nhà yến ở nơi bị che khuất bởi cây cối hay nhà cao tầng.
- Yếu tố khác:
- Yên tĩnh: Chim yến là loài ưa yên tĩnh, tiếng ồn lớn có thể khiến chim yến hoảng sợ, bỏ đi. Nên xây nhà yến ở nơi xa khu dân cư, khu công nghiệp, nơi có tiếng ồn lớn.
- An ninh: Nên xây nhà yến ở nơi an ninh đảm bảo, tránh kẻ gian đột nhập. Có thể lắp đặt hệ thống camera giám sát, báo động để bảo vệ nhà yến.
- Cây cối xung quanh: Nên có nhiều cây xanh xung quanh hoặc đồng ruộng, rừng gần nhà yến để giảm nhiệt và thu hút chim yến. Nếu cây xung quanh nhà thì chiều cao phải thấp hơn nhà yến.
Thi Công Nhà Yến Hiệu Quả 100%
ĐIỀN THÔNG TIN NHẬN TƯ VẤN BÁO GIÁ SAU 5P
Với 12 năm hoạt động trong trong lĩnh vực thiết kế – thi công công trình xây dựng nhà yến, cùng đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi tự tin rằng có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề bạn đang gặp phải. Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất để báo giá Gỗ nhà yến. Gỗ bạch tùng, Gỗ Meranti
>> Địa chỉ:
- Chi nhánh số 1: Số 22 Đường 295, Phường Tân Phú, Q9, TP HCM
- Chi nhánh số 2: A6-02 Đường 27, KĐT Tây Bắc, Rạch Giá, Kiên Giang
- Chi nhánh số 3: ẤP BÌNH PHÚ, XÃ BÌNH HOÀ, CHÂU THÀNH, AN GIANG ( Cách ngã ba lộ tẻ tri tôn 500m)
II. Khu vực nuôi yến tốt nhất 2024
Khu vực giáp biên giới Campuchia đang là điểm sáng cho ngành nuôi yến bởi:
- Môi trường lý tưởng: Khí hậu ôn hòa, độ ẩm cao, lượng mưa phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào.
- Hệ sinh thái đa dạng: Cây cối xanh tươi, sông hồ nhiều, côn trùng phong phú.
- Thành công: Nhiều nhà yến thành công với sản lượng cao.
Đặc biệt, các huyện sát mép biên giới tỉnh Long An như Tân Trụ, Châu Thành, Tân Hưng, Đức Huệ,… được đánh giá cao bởi:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Khí hậu, địa hình, nguồn thức ăn đều phù hợp cho chim yến sinh sống.
- Hạ tầng giao thông phát triển: Thuận tiện cho việc vận chuyển vật
*Bằng chứng là hầu hết các nhà yến đột biến trong năm 2023 đều nằm ở các khu vực nếu trên. Các kỹ thuật tay nghề hàng đầu việt nam đang triển khai xây dựng tại Long An, Đồng tháp rất nhiều.
Lưu ý:
Tất nhiên để xác định được nơi nuôi yến lý tưởng thì kỹ thuật tư vấn cần phải có kinh nghiệm dồi dào và tay nghề cao để có thể tự tin từ chối những vùng thực sự không tiềm năng thay vì ” đói ” mà bất chấp tư vấn xây ” bất chấp ” nhằm thu lợi nhuận mà không mang lại giá trị tương xứng cho gia chủ đầu tư.
III. Một số lưu ý khác
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nuôi yến để được tư vấn cụ thể về vị trí xây nhà yến phù hợp nhất.
- Khảo sát kỹ lưỡng khu vực: Cần khảo sát kỹ lưỡng khu vực dự định xây nhà yến về các yếu tố môi trường, nguồn thức ăn, địa hình, an ninh,…
- Xin giấy phép xây dựng: Nên xin giấy phép xây dựng nhà yến theo quy định của pháp luật.
IV. Xây nhà nuôi yến ở miền Tây
Khí hậu tốt, thời tiết tốt, giá đất tốt, di chuyển dễ dàng, vùng chim tốt, nguồn thức ăn dồi dào… Các yếu tố hầu hết đều ủng hộ cho một nhà yến thành công. Nhưng ai cũng thấy như vậy cả, hoặc những năm 2010 về trước thì thực sự ngon. Tuy nhiên, những năm 2018 trở lại đây thì phải thực sự kỹ càng để chọn lọc nơi nuôi yến, thời thế cạnh tranh khắc nhiệt hơn rất nhiều so với những năm về trước. Điểm qua chi tiết các yếu tố tốt nhất để xây nhà yến tại Miền Tây và bật mí một số vùng chim đang hot chưa bị bão hòa cùng PvH.
1. Khí hậu nuôi yến ở Miền Tây, Miền Nam
Miền Tây Nam bộ có mức nhiệt trung bình khoảng 28°C cùng với đó là sự ổn định về khí hậu quanh năm.
Miền Tây của Việt Nam sở hữu điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của loài chim yến mang lại giá trị kinh tế khổng lồ này. Là vùng nuôi chim yến phù hợp nhất cả nước. Đặc Biệt là Kiên Giang – vùng nuôi chim yến với số lượng nhà yến lớn nhất cả nước.
Công ty PvH có trụ sở chính tại Kiên Giang và đã thi công xây dựng nhà yến hơn 170 công trình lớn nhỏ khác nhau.
Hiện nay Kiên Giang đã qua thời kỳ đỉnh cao vì mật độ nhà yến toàn tỉnh quá cao. Hiện nay toàn tỉnh Kiên Giang hơn 3000 nhà nuôi chim yến, chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam
2. Khảo sát vùng chim yến
Dựa trên kinh nghiệm thực tế của đội ngũ kỹ thuật khi thực hiện nhiệm vụ khảo sát và xây dựng trải dài từ Tây Nguyên đến Tây Nam Bộ:
Các tỉnh ven biển như Kiên Giang, Cà Mau đã bị bão hòa nhà yến lẫn nguồn thức ăn chim yến sẽ di chuyển lên các vùng đồng bằng có đồng lúa, rừng cụ thể là An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Long an, Bình Phước. Đây là 5 tỉnh được cho là nổi bật nhất trong các vùng nuôi yến tiềm năng 2024.
Lí do là nhiều vùng đồng nằm, ruộng lúa, rừng và tiếp giáp Campuchia, đất nước có nguồn thức ăn dồi dào nhất tiếp cận biên giới Việt Nam.
Theo kinh nghiệm nuôi yến 10 năm: Vùng nuôi yến tiềm năng chiếm 50% khả năng thành công của nhà nuôi yến. Đặc biệt rút ngắn thời gian hoàn vốn nhanh gấp 2-3 thậm chí gấp 5 lần những nơi khác.
- Vùng nuôi yến tại Long An: huyện Tân Hưng, Kiến Tường, Mộc Hóa; Vĩnh Hưng,Đức Huệ
- Vùng nuôi yến tại Đồng Tháp: huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình
- Vùng nuôi yến tại An Giang: huyện Châu Đốc, Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú
Lâu nay, nói về nghề nuôi yến trong nhà, con người thường nghĩ đến các tỉnh trọng điểm như Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Định … Nhưng ít ai cho rằng nghề này đang được phát triển rất mạnh ở Miền nam cụ thể tại khu vực Đông Nam Bộ và những người vươn lên để trở nên giàu có từ nghề nuôi chim yến trong nhà.
V. Tiềm năng nuôi yến ở các tỉnh Tây Nguyên
Theo số liệu từ các địa phương, toàn tỉnh có hơn 1.000 hộ nuôi chim yến, với khoảng 1.300 nhà yến trải khắp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, trong đó tập trung nhiều ở TP. Buôn Ma Thuột, các huyện: Ea Kar, Ea Súp, Krông Pắc…
1. Khí hậu ở tây nguyên
Do nằm ở độ cao từ 500m trở lên so với mực nước biển nên Tây Nguyên có nhiệt độ mát mẻ đáng kể, trung bình từ 24 – 27 độ C, thời tiết dễ chịu với 2 mùa mưa và khô, rất thích hợp cho chim yến sinh sống. Chưa kể đến là các hồ đập khổng lồ. Cùng với đó là hệ thống hang đá thác nước tự nhiên, đã có chim yến trú ngụ từ lâu.
2. Khảo sát vùng chim yến tiềm năng ở tây nguyên
Những thành phố hay tỉnh được cho có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp được xem là vùng chim yến tại khu vực Tây Nguyên có thể để đến như sau:
- Vùng nuôi yến ở Lâm Đồng: Lâm Hà;
- Vùng nuôi yến ở Gia Lai: Ia G’Rai, Chư M’Rông, Chư sê, Ayun Pa, Công Chro;
- Vùng nuôi yến ở Đăk Nông: Đăk Wer, Đăk Mil, Đăk R’Lâp, Đăk Song;
- Vùng nuôi yến ở Kon Tum: Kinh Thây;
- Vùng nuôi yến ở Đắk Lắk: Easup, Ia T’Môt, Lăk, Bu Trak, Cư M’ga, Ma Drak, Eakar, Xuân Phú, Ea H’leo.
VI. Xây nhà nuôi yến ở Bắc Trung Bộ
Lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ kéo dài, hành lang hẹp, địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải khảo sát kỹ lưỡng trước khi đầu tư quyết định xây nhà nuôi yến.
1. Khí hậu ở bắc trung bộ
Khu vực Bắc trung bộ do gió mùa thổi theo hướng đông bắc mang theo hơi nước từ đại dương nên toàn bộ vùng phụ cận bị ảnh hưởng bởi khí hậu lạnh kèm theo mưa. Điều này khác với khí hậu khô trong mùa đông ở miền Bắc. Vào mùa hạ, không có hơi nước từ đại dương mà có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) thổi lên, gây ra thời tiết khô ấm, nhiệt độ hiện tại có thể lên tới trên 40 độ C. Ngay cả khi độ ẩm của không khí có thể rất thấp.
==> Từ khí hậu trên không thích hợp đầu tư xây nhà yến ở các vùng này.
VII. Xây nhà nuôi yến ở miền Trung
Các loài yến phân bố rộng khắp thế giới trong khu vực ôn đới và nhiệt đới. Nhưng khi tới mùa đông thì các loài yến sống ở vùng ôn đới di trú về vùng nhiệt đới. Vậy nên đã có rất nhiều hộ gia đình ở tại tỉnh miền trung đã không ngần ngại đầu tư chi phí để xây dựng nhà nuôi yến, mang lại lợi nhuận cao nâng cao kinh tế cho khu vực.
1. Khí hậu nuôi yến ở miền Trung
Nuôi yến từ lâu đã trở thành một ngành nghề quen thuộc tại khu vực miền trung của nước ta.Khu vực miền Trung là nơi phân chia ranh giới thời tiết của hai miền Nam Bắc cũng khá rõ ràng. Đèo Hải Vân được coi là đường phân chia giữa hai miền thời tiết Bắc và Nam.
Đà Nẵng là khu vực giao nhau giữa các luồng thời tiết này. Từ đèo Hải Vân trở ra Bắc, thời tiết thay đổi theo bốn mùa trong năm, đó là xuân, hạ, thu, khắc nghiệt, khá rõ rệt, trong khi ở phía Nam, từ Hải Vân trở vào chỉ có hai mùa mưa nắng.
2. Khảo sát vùng chim yến ở miền Trung
Dựa trên điều kiện khí hậu, cũng như nguồn thức ăn mang một số tỉnh của miền Trung có lượng chim yến bay đến lớn, vùng chim yến tiềm năm tại các tỉnh miền Trung bao gồm:
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Bình Định
- Phú Yên
- Khánh Hòa
- Ninh Thuận
- Bình Thuận
VIII. Xây nhà nuôi yến ở miền bắc
Nghề nuôi chim yến đang phát triển khá mạnh ở miền Bắc. Tuy nhiên, mặc dù thực tế là nguồn thức ăn cho yến ở đây là khá đáng kể và dồi dào, nhưng khi nuôi yến phần lớn phụ thuộc vào thời tiết và khí hậu ở vùng đó là điều quan trọng hơn hết. Dẫn đến việc chim yến sinh sống ở đây khá thấp.Những đợt lạnh hằng năm kéo dài, trong những ngày mưa rét khiến chim yến chết, đó là những hạn chế cơ bản đối với nghề nuôi chim yến ở miền Bắc.
1. Khí hậu nuôi yến ở Miền Bắc
Bản chất vấn đề của chim yến là chúng không chịu được khí hậu lạnh khắc nghiệt, vì vậy chúng không thích hợp với một số khu vực nhất định. Đa phần chúng chỉ thích hợp tối đa cho các khu vực các tỉnh miền trung và phía nam. Do phía miền Bắc có những tháng lạnh băng kéo dài và nền nhiệt bị giảm sâu ,gây chết chim hàng loạt.
Do đó, để nuôi chim yến ở ngoài Bắc cần phải lắp đặt hệ thống sưởi. Nhà đầu tư còn phải sử dụng một số kỹ thuật xây dựng và các thiết bị đặc biệt. Điều này sẽ không tránh khỏi đến việc phát trình chi phí đầu tư lớn, cũng như chi phí năng lượng sưởi cao.
==> Không nên đầu tư xây nhà yến ở vùng này vì khí hậu không phù hợp.
IX. Lời khuyên đưa ra quyết định nuôi yến ở Việt Nam
Vậy vùng nào thích hợp nuôi yến?
Thực tế cho thấy, khả năng và tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến ở nước ta là rất lớn. Nhiều tỉnh có thiên nhiên ưu đãi và khả năng về kỹ thuật cần được khai thác tốt để phát triển nghề nuôi chim yến, tạo việc làm cũng như tạo nguồn thu nhập lớn cho địa phương và bảo vệ môi trường sinh thái xung quanh. Tuy nhiên, hiện nay không phải địa phương, khu vực nào cũng có thể phát triển ngành nghề nuôi chim yến.
Đồng thời, cũng không phải ai xây nhà yến cũng thành công, 1 phần phụ thuộc một chút vào sự may mắn của bạn. Phần còn lại sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn đơn vị tư vấn, khảo sát, thiết kế và sản xuất, chuyển giao công nghệ nuôi yến cho bạn có uy tín không và chất lượng hay không.
Công ty TNHH Thiết Bị Nhà Yến PvH khuyến nghị bạn trước khi xây dựng nhà nuôi yến, bạn phải phân tích tìm hiểu kỹ về tập tính sinh tồn của chim yến, sau đó tìm hiểu về các phương pháp và công nghệ nuôi yến hiện nay, ngay cả khi bạn không có nhiều chuyên môn.
Tham Khảo Thêm Các Bài Viết Bổ Ích Khác:
Báo Giá Gỗ Nhà Yến: Gỗ meranti và gỗ bạch tùng
Thủ Tục Pháp Lý Xây Dựng Nhà Yến
Cách Tạo Côn Trùng Cho Nhà Yến
Kỹ Thuật Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Yến
Kinh Nghiệm Nuôi Yến Lấy Tổ 300kg/ Năm
15+ Kỹ Thuật Nuôi Yến Trong Nhà
Đặc Điểm Nhận Biết Vùng Nuôi Yến Tiềm Năng
Cách Thu Hoạch Tổ Yến Chuẩn Nhất