Nghề nuôi yến trong nhà hiện nay là một ngành đầu tư khá thịnh hành tại Việt Nam và đã được phát triển hơn 20 năm qua.
Nhưng so với Indonesia và Malaysia, mô hình nuôi yến trong nhà tại những đất nước này đã phát triển gần 100 năm thì còn nhiều cơ hội phát triển. Với nguồn thu nhập có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/ tháng – nghề nuôi yến đang mở một hướng đi đầy rực rỡ, ví như nghề khai thác ‘vàng trắng’ tại Việt Nam.
Vậy Triển vọng nghề nuôi yến trong nhà như thế nào? Nuôi yến có lời không? Sẽ trả lời sau bài viết này.
Tổng quan nghề nuôi Yến
Hiện nay, cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến với trên 22.000 nhà yến. Sản lượng tổ yến của Việt Nam khoảng 150 tấn, giá trị trên 600 triệu USD. Ngành yến Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển và tiềm năng mang lại giá trị kinh tế rất cao, đặc biệt là sau khi Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc được ký kết. Việc Trung Quốc chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm tổ yến từ Việt Nam sẽ tạo cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi chim yến và sản xuất, chế biến tổ yến của Việt Nam.
Giá của 1 kg yến thô hiện nay dao động từ 15-30 triệu tùy vào loại yến và chất lượng của từng vùng, tổ yến còn có cái tên ‘sang chảnh’ khác là ‘vàng trắng’.
Khoảng 15 năm trở lại đây, nghề nuôi yến mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, phát triển nhất có lẽ ở các tỉnh thành phố như Long An, Đồng Tháp, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Nha Trang ( Khánh Hòa), Kiên Giang,..đa số nhiều vùng chim yến kéo đến làm tổ trong nhà mới.
Thấy được kết quả khả quan và có thể là một hướng đi ổn định lâu dài, nhiều hộ dân và cơ sở tư nhân đã mạnh dạng đầu tư xây mới hoặc cải tạo lại nhà ở để xây dựng mô hình nuôi yến chuyên nghiệp đưa vào khai thác tổ yến.
Thực trạng hiện nay của nghề nuôi yến
Trung Quốc đã dành gần 1 năm khảo sát về ngành yến Việt Nam, tìm kiếm các doanh nghiệp có nguyên liệu, nhà máy và công nghệ phù hợp tạo ra các sản phẩm yến có hàm lượng dinh dưỡng và kiểm dịch đạt chuẩn.
Hiện sản lượng tổ yến của Việt Nam khoảng 150 tấn, giá trị trên 600 triệu USD. Trong khi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, có nhu cầu lên đến 300 tấn/năm, chiếm đến 80% thị phần toàn cầu. Gia tăng chế biến, đa dạng hoá sản phẩm sẽ là định hướng thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường tỷ dân.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các số liệu chuyên ngành tổ yến tại Trung Quốc cho biết nhập khẩu tổ yến chính ngạch vào Trung Quốc năm 2020 là 220 tấn, năm 2021 khoảng hơn 300 tấn và năm 2022 là 452 tấn. Từ thực tế đó cho thấy, ngành yến Việt Nam có thêm cơ hội phát triển bền vững sau khi nghị định thư về xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc được ký kết…
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, cả nước có 42 tỉnh có nuôi chim yến với trên 22.000 nhà yến, tập trung tại các tỉnh Kiên Giang, Bình Định, Khánh hoà, Lâm Đồng.
Đến nay, đã có 45 doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu tổ yến sang Trung Quốc và đã được Cục Thú y hướng dẫn thực hiện giám sát an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Trung Quốc. Trong đó, 5 doanh nghiệp sản xuất yến đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu.
Dự báo đến năm 2030, sản lượng yến Việt Nam có thể đạt 350 – 400 tấn/năm, với giá trị khoảng trên 1 tỷ USD.
Tiềm năng và rủi ro của nghề nuôi yến
Mỗi kg tổ yến có ước tính giá từ 1.000-2.000 USD, xuất khẩu tổ yến cũng hỗ trợ Việt Nam thu về lợi nhuận khoảng 100-150 triệu USD/năm. Đây là nguyên nhân chính khiến số lượng nhà yến tại Việt Nam đang có xu hướng thịnh hành.
Song song những lợi ích từ việc nuôi chim yến thì cũng không thể nào tránh khỏi những rủi ro cần phải đối mặt:
- Di cư : Chim yến là loài chim hoang dã, hiện tại cho dù đã tạo ra môi trường sống nhân tạo nhưng riêng thức ăn của chim yến vẫn lệ thuộc từ thiên nhiên. Vì vậy, việc chim yến di cư vẫn diễn ra định kỳ hàng năm, nhất là giai đoạn thời tiết chuyển mùa, nguồn thức ăn khan hiếm. Ngay cả những vùng có thời tiết ấm áp quanh năm thì cũng không tránh khỏi việc di cư xảy ra định kỳ.
- Thời tiết: Nguyên nhân dẫn đến việc chim di cư và côn trùng chết hàng loạt là do thời tiết lạnh, không có nắng ấm. Mặc dù các yếu tố môi trường tương tác với nhau và dẫn đến một hệ quả nhưng chim không chết vì lạnh thì cũng sẽ chết vì đói khát.
- Thiếu thức ăn cục bộ: Ở khu vực miền Bắc, chim thường chết vì thiếu thức ăn vào mùa đông. Điều này có thể diễn ra như một chu kỳ hàng năm.
Nếu dựa theo phương pháp loại suy thì có thể do điều kiện môi trường, thức ăn cũng như tập tính sinh học của vật chủ thì chỉ có nguyên nhân thức ăn là biến động. Vì vậy, nguyên nhân khiến chim yến không tăng đàn phần lớn là do thức ăn.
Biện pháp: Di dời địa điểm đầu tư nhà yến lại vùng có khí hậu thích hợp như miền trung, miền nam và tây nguyên. Hạn chế đầu tư miền bắc trung bộ và miền bắc vì thời tiết ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi yến.
- Hiện trạng chế biến tổ yến: Đa phần chủ nhà nuôi yến tại Việt Nam thường kiêm luôn việc chế biến. Điều này hình thành từ việc thu hoạch tổ yến tại nhà sau đó phát triển thành các cơ sở chế biến nhỏ lẻ. Do chỉ là quy mô nhỏ nên thường dùng các phương pháp chế biến thủ công vì vậy thành phẩm làm ra đều không có các trang bị hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả.
Mặt khác, vì chưa có quy định cụ thể hay quy chuẩn cho việc xây dựng nhà nuôi yến, cũng như việc đánh giá tác động môi trường. Thêm đó, vẫn chưa có một quy hoạch cụ thể về vùng dẫn dụ nuôi chim yến để làm cơ sở thẩm định, cấp phép và quản lý hoạt động nuôi chim yến.
Để có đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì cần tập trung cũng như quản lý với quy mô và quá trình chuyên nghiệp hơn. Hiện chỉ một số ít doanh nghiệp đủ điều kiện để sản xuất những lô hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư xây dựng nhà yến khá cao, lên đến hàng tỷ đồng/nhà, nên đa phần nhà yến tại các địa phương được người dân tu sửa, cơi nới và kết hợp với nhà ở. Nhiều nhà yến xây dựng trong các khu vực đông dân cư và chưa phù hợp với quy định cũng như điều kiện vệ sinh thú y, quy hoạch chăn nuôi gia cầm.
Có Nên Đầu Tư Nuôi Yến?
Theo phân tích thị trường nhu cầu nhập khẩu ở trên từ phía Trung Quốc và sản lượng ít ỏi của Việt Nam ta so với nhu cầu thực tế thì ngành này quá tiềm năng để đầu tư. Hơn nữa thị trường nghề yến của ta chỉ mới được hơn 20 năm so với các nước malaysia và indonesia thì quá sơ khai.
Với giá tổ yến thô hiện tại, người dân có thể thu được lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/kg. Chỉ mất 3 tháng để tiến hành thu hoạch tổ yến 1 lần và nếu như thu được 1000 tổ ( 10kg tổ yến) thì lợi nhuận có thể tăng lên con số 100 triệu đồng cho mỗi tháng.
Triển vọng nghề nuôi yến trong nhà rất rõ ràng, tuy nhiên để đảm bảo được nguồn thu hiệu quả và lợi nhuận, chủ đầu tư cần phân tích đúng đắn về các yếu tố liên quan, nhằm hạn chế được các nguy cơ gây hại, đồng thời nâng cao hiệu quả nghề nuôi yến.
Một số lý do nên đầu tư xây dựng nhà yến trong những năm tới:
- Thiên nhiên đa dạng, phong phú tại Việt Nam làm cho nguồn thức ăn của chim yến dồi dào, thuận lợi để sinh sản và phát triển
- Hàng năm, lượng đàn chim yến có thể tăng từ 2 đến 3 lần cho 1 nhà yến
- Một số khu vực tại Việt Nam chưa khai thác triệt để hết tiềm năng chim yến về nhà làm tổ
- Nhu cầu sử dụng yến sào ngày một tăng cao do người dùng hiện nay đã chú ý hơn đến sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình. Yến sào ( tổ yến) được sử dụng phổ biến ở các khu vực như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, Trung Đông,..
- Giá xuất khẩu của yến sào khá cao khi mang thương hiệu cao cấp và áp dụng được công nghệ truy xuất nguồn gốc
Nguyên Nhân Đầu Tư Nhà Yến Thất Bại
- Việc chọn đơn vị xây nhà yến không chuyên nghiệp và thiếu kinh nghiệm là một lý do quen thuộc dẫn đến thất bại ở hầu hết các chủ đầu tư. Chẳng phải người nào cũng có khả năng, kỹ thuật và kiến thức làm nghề kỹ thuật nuôi yến được. Hầu hết, người kỹ sư xây dựng nhà yến thời nay hầu hết có nguồn gốc từ ngành xây dựng đi lên mà không am tường hiểu biết về nghề chăm sóc yến.
- Tự học và triển khai nhà yến một cách thiếu bài bản, kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
- Chủ đầu tư quá ham muốn thành công chỉ nhìn vào bề nổi trên các mạng xã hội, internet mà không thấy được bề chìm về sự thực ngành này. Chỉ lúc đã bỏ công sức, tiền bạc rồi mới thấy được bao điều trái ngang. Lúc này mới cần tìm hiểu, nhận xét cặn kẽ hơn.
Triển vọng nghề nuôi yến trong nhà cho ngành bất động sản củng đang hot dần trong thời gian tới.
Ví dụ: Chi phí xây dựng nhà yến là 1,5 tỷ cho nhà yến 5×20 3 sàn. Nếu nhà yến đột biến có thu hoạch sau 2 năm giá trị có thể lên đến 4 hoặc 5 tỷ dựa vào tiềm năng tăng trưởng của đàn yến.
Thiết bị nuôi yến PvH đưa ra lời khuyên chân thành, những ai muốn đầu tư nuôi yến không nên vay mượn để đầu tư. Hãy sử dụng vốn nhàn rỗi, tính toán kỹ càng số năm kèm kỳ vọng của mình sau bao lâu thu hồi vốn lẫn có lãi. Chuẩn bị tư tưởng tâm lý kiên trì bền vững, các rủi ro gặp phải trong tương lai trong quá trình đầu tư
Xem thêm: Chi Phí Chi Tiết Xây Dựng Nhà Nuôi Yến Mới Nhất 2024
Tham Khảo Thêm Các Bài Viết Bổ Ích Khác:
Báo Giá Gỗ Nhà Yến: Gỗ meranti và gỗ bạch tùng
Thủ Tục Pháp Lý Xây Dựng Nhà Yến
Cách Tạo Côn Trùng Cho Nhà Yến
Kỹ Thuật Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Yến
Kinh Nghiệm Nuôi Yến Lấy Tổ 300kg/ Năm
15+ Kỹ Thuật Nuôi Yến Trong Nhà
Đặc Điểm Nhận Biết Vùng Nuôi Yến Tiềm Năm
Cách Thu Hoạch Tổ Yến Chuẩn Nhất
Em cần hổ trợ ạ
Xin chào bạn! bạn nhận hỗ trợ qua hotline 0945 626 845 nhé