Tổng quan nghề nuôi yến: tiềm năng hay rủi ro 2021

tổng quan về chim yến

Nghề nuôi yến trong nhà hiện nay là một ngành đầu tư khá thịnh hành tại Việt Nam và đã được phát triển hơn 20 năm qua. 

Nhưng so với Indonesia và Malaysia, mô hình nuôi yến trong nhà tại những đất nước này đã phát triển hơn 100 năm, trở thành một ngành kinh tế mạnh của hai nước nhờ vào kỹ thuật nuôi yến tiên tiến và thiết bị công nghệ tối tân. Với nguồn thu nhập có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/ tháng – nghề nuôi yến đang mở một hướng đi đầy rực rỡ, ví như khai thác được ‘vàng trắng’ tại Việt Nam.

tiềm năng và rủi ro đầu tư nghề nuôi yến
tiềm năng và rủi ro đầu tư nghề nuôi yến

Vậy Triển vọng nghề nuôi yến trong nhà như thế nào? Nuôi yến có lời không? Sẽ trả lời sau bài viết này.

Tổng quan nghề nuôi Yến

Giá của 1 kg yến thô hiện nay dao động từ 15-30 triệu tùy vào loại yến và chất lượng của từng vùng, tổ yến còn có cái tên ‘sang chảnh’ khác là ‘ vàng trắng’. Một nhà đầu tư nuôi yến được cho là thành công là sau thời gian nuôi khoảng 1,5 năm – 2 năm đã có thể khai thác. Ví dụ cụ thể hơn ở những nhà lắp đặt nuôi yến với diện tích 100m2 thì sau 2 năm khai thác trung bình tổ từ 0.5 – 0.8 kg/ tháng, từ năm thứ 3 sẽ cao hơn từ 1 – 1,5kg/ tháng.

Khoảng 10 năm trở lại đây, đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi yến lấy tổ ngay trong nhà, mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, phát triển nhất có lẽ ở các tỉnh thành phố như Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Nha Trang ( Khánh Hòa), Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Kiên Giang, Tiền Giang, Cà Mau…đa số nhiều vùng chim yến kéo đến làm tổ trong nhà mới.  Nằm dọc ở các tỉnh ven biển của Việt Nam. 

Thấy được kết quả khả quan và có thể là một hướng đi ổn định lâu dài, nhiều hộ dân và cơ sở tư nhân đã mạnh dạng đầu tư cải tạo lại những tầng nhà không sử dụng để xây dựng mô hình nuôi yến chuyên nghiệp đưa vào khai thác tổ yến. 

Tuy nhiên, để có được thành công từ ngành nuôi yến, đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức cần thiết về nuôi yến trong nhà, am hiểu về chim yến. Đồng thời còn phải tuân thủ nghiêm ngặt từng quy trình, kỹ thuật cụ thể từ những chi tiết nhỏ trong việc thiết kế nhà nuôi yến, lắp đặt các thiết bị cần thiết, dẫn dụ yến về làm tổ đến cách chăm sóc, bảo vệ yến khỏi các yếu tổ gây hại từ bên ngoài, kỹ thuật quản lý, thu hoạch tổ…Cách tốt nhất là tìm đến các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, chuyển giao thành công cho nhiều nhà yến tại Việt Nam hoặc học hỏi từ những người có kinh nghiệm trong nghề nuôi yến.

tiềm năng và rủi ro đầu tư nghề nuôi yến
tiềm năng và rủi ro đầu tư nghề nuôi yến

Nguồn gốc nghề nuôi yến

Yến sào ( tổ chim yến) là sản phẩm từ thiên nhiên chỉ có tại một số nước Đông Nam Á và chỉ duy nhất do chim yến tạo ra cho tổ trắng tạo ra từ nước bọt để làm tổ đẻ trứng nhằm duy trì nòi giống. Tinh hoa quý hiếm từ tổ của loài chim yến này rất được ưa chuộng tại nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, HongKong, Đài Loan, Mỹ, Malaysia,…không chỉ mang nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn có giá trị cao về thương mại và xuất khẩu.

Loại thực phẩm bổ dưỡng này được coi như loại thuốc ‘ tiên’ khi chống lão hóa cho người lớn tuổi, tăng cường sức đề kháng, khỏe mạnh,.. đã được sử dụng cho nhà vua chúa từ thời phong kiến của Trung Hoa đến thời phong kiến tại Việt Nam cách đây hàng trăm năm. 

Indonesia là nước khai thác yến sào tự nhiên từ thế kỉ 14-15, tại Thái Lan khoảng từ thế kỷ 18 và Malaysia từ thế kỷ 19 ( gần 100 năm). 

Việc khai thác tổ yến tại Việt Nam bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 19, tập trung chủ yếu ở các đảo yến Cù Lao Chàm  – Hội An, và Khánh Hòa. 

Nghề nuôi yến trong nhà đã dần trở thành nguồn lợi kinh tế lớn tại các nước khu vực Đông Nam Á – được xem là ngành công nghiệp khá thành công và có tương lai phát triển không ngừng. 

Theo các chuyên gia khoa học và kỹ thuật nuôi chim yến nhận định tại Việt Nam sở hữu Chim yến Hàng ( Aerodramus fuciphagus) loài chim chỉ tập trung phân bố ở một số vùng Đông Nam Á, trong đó có phân loài Aerodramus fuciphagus Germani là phần loài đặc hữu, sinh sống với mật độ chim yến khá cao chủ yếu tại các tỉnh duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam ( từ Quảng Bình đến Côn Đảo, Phú Quốc). Loài chim Yến này được đánh giá là loài chim cho tổ yến có chất lượng hàng đầu trên thế giới và thường làm tổ trong hang, nẻ vách núi tại Việt Nam. 

Chính lý do đó, đất nước hình chữ S được cho là có rất nhiều tiềm năng cũng như thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi chim yến, nhờ vào sự ưu ái từ thiên nhiên khi có bờ biển dài, nhiều đảo, dãy núi nhô ra biển tạo thành các eo vịnh, đầm phá. 

tiềm năng và rủi ro đầu tư nghề nuôi yến
co nen dau tu nuoi yen tiem nang va rui ro nghe nuoi yen

Thực trạng hiện nay của nghề nuôi yến

Món quà thiên nhiên ban tặng tuyệt vời này đã từng bị “khước từ” ở Việt Nam từ lâu, ngành yến mới được ‘rầm rộ’ cách đây khoảng 15 năm (so với gần năm 100 ở Indonesia).

Nhà yến đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam Năm 2003, tại thôn An Hòa thuộc xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh) – nơi có hơn 30.000 ha rừng ngập mặn ven biển, mang thương hiệu nuôi yến của Việt Nam. Tính đến cuối năm 2017, cả nước có 5.800 nhà yến, với tổng diện tích xây dựng khoảng 1 triệu m2, tổng vốn đầu tư khoảng 7,5 nghìn tỷ đồng, tổng đàn yến ước tính khoảng 6,1 triệu con.

Sản lượng yến mới là 50 tấn/năm, tạo ra thu nhập khoảng 800 tỷ đồng/năm. Nhà yến được xây dựng nhiều hơn ở các tỉnh ven biển miền Trung như Bình Định, Phú An, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,… Mỗi tỉnh có khoảng 200 nhà yến. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm của ngành nuôi yến lớn của Việt Nam, với khoảng 500 nhà nuôi yến, sản lượng hàng năm đạt 6,8 tấn.

Nghề nuôi chim yến đang mở ra một hướng đi đầy triển vọng. Thị trường tiêu thụ tổ yến khá lớn, giá 1 kg tổ yến thô từ 18-30 triệu, nếu đã làm sạch (thành phẩm) có giá từ 25-50 triệu. Đây là mức lợi nhuận cực kỳ cao mà các ngành khác khó sánh kịp. Kết quả khảo sát tại thành phố Rạch Giá, diện tích lắp đặt trung bình của nhà nuôi yến 100m2, một năm sau, thường cho hơn 1,5 kg tổ yến thành phẩm mỗi tháng. Các nhà nghiên cứu cho rằng, biến đổi khí hậu, cháy rừng, phá rừng ở một số nước trong khu vực đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái tự nhiên nên đàn chim yến đang có khuynh hướng di cư về các vùng ven biển và hải đảo Việt Nam. 

Ở các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế hơn, vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc yến làm tổ và có khả năng xây dựng mô hình nhà yến cho năng suất cao.

Mặc dù mang về hiệu quả tốt nhưng số lượng nhà yến tại Việt Nam hiện nay còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước khác trong khu vực. Nghề nuôi yến chủ yếu vẫn là tự phát, chưa có hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động nuôi chim yến, nói cách khác nghề này đến nay vẫn chưa được thừa nhận và chưa được bảo hộ về mặt pháp luật, quan trọng nhất là chưa có quy hoạch vùng nuôi yến để đảm bảo việc sinh tồn, làm tổ của chim yến được bền vững.

Đây cũng là lý do dẫn đến xung đột lợi ích giữa người nuôi chim yến và người không nuôi. Nhất là khi xây nhà nuôi yến ở khu vực nội ô các thành phố lớn, tiếng ồn phát ra từ các nhà yến đã khiến xảy ra nhiều mâu thuẫn, bức xúc của người dân xung quanh, làm cho người nuôi yến cũng phải chịu rủi ro cao, căng thẳng áp lực có thể dẫn đến người nuôi ‘ phá sản’.

Vốn đầu  tư ban đầu xây nhà yến không hề nhỏ, chi phí có thể lên đến hàng tỷ đồng và phải chờ thời gian khá lâu để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ yến thành thương phẩm.

Một mặt nguồn vốn tự đầu tư xây dựng nhà yến còn hạn chế, mặt khác thì lại không thể vay vốn ngân hàng vì chưa được thừa nhận về mặt pháp lý, từ đó việc đầu tư phát triển nhà nuôi yến còn rất chậm. Đa số là cải tạo, cơi nới nhà ở để nuôi yến, chưa thật sự hiệu quả còn phát sinh mâu thuẫn, xung đột trong cộng đồng dân cư. 

Ngoài ra, các yếu tố bảo vệ môi trường tự nhiên, kỹ thuật công nghệ, đào tạo kỹ thuật nuôi yến đúng tiêu chuẩn và cách quản lý nghề nuôi chim yến chưa thật sự được quan tâm. Vì vậy, lợi ích thu được từ nghề nuôi chim yến chưa đạt tối đa, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khiến nhiều chủ đầu tư còn e ngại không dám mạnh tay đầu tư. 

Đúc kết lại ta thấy nghề nuôi chim yến là lĩnh vực đem lại nguồn lợi kinh tế rất lớn, nhưng chúng ta nên tập trung phát triển mạnh mẽ ngành nghề này, học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác để không bỏ qua món quà quý giá từ thiên nhiên đã ban tặng. 

Triển vọng nghề nuôi yến trong nhà tại việt nam cực kỳ tiềm năng và phát triển lâu dài.

nhà nuôi chim yến thành công

Tiềm năng và rủi ro của nghề nuôi yến

Theo thông tin của Cục Chăn Nuôi, năm 2020, ngành nuôi chim yến có thể chạm mốc doanh thu lên đến 3.000 tỷ đồng. Nếu như nước ta tập trung đầu tư thêm vào chuỗi sản xuất yến sào phục vụ xuất khẩu, trang bị thêm công nghệ chế biến yến sào hiện đại, tăng cường hoạt động quảng bá, phát triển thị trường yến sào Việt Nam thì doanh thu có thể đạt được tới con số 6.000 tỷ đồng.

Ông Mai Thế Hào – Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNT phát biểu: Nghề nuôi chim yến với mục đích thương mại đã xuất hiện tại các tỉnh Nam bộ hơn 15 năm qua, nhưng khoảng 10 năm trở lại đây nghề này đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình và quy mô khác nhau.

Tính đến tháng 10/2019 cả nước có ít nhất 42 tỉnh thành đã có hoạt động nuôi chim yến với số lượng khoảng 14.300 nhà yến. Tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.

Đáng chú ý, trong vài năm gần đây nhiều nhà yến đã xuất hiện tại Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Đồng Bằng sông Hồng. Điều này đã làm tăng tổng số nhà nuôi yến trên cả nước lên gần 30.000 nhà so với năm 2017. Do đó, số nhà yến cho thu hoạch đạt khoảng 60%, sản lượng yến tổ thu được khoảng 68 tấn.

Mỗi kg tổ yến có ước tính giá từ 1.500-2.000 USD, xuất khẩu tổ yến cũng hỗ trợ Việt Nam thu về lợi nhuận khoảng 100-150 triệu USD/năm. Đây là nguyên nhân chính khiến số lượng nhà yến tại Việt Nam đang có xu hướng thịnh hành.

Song song những lợi ích từ việc nuôi chim yến thì cũng không thể nào tránh khỏi những rủi ro cần phải đối mặt: 

  • Di cư : Chim yến là loài chim hoang dã, hiện tại cho dù đã tạo ra môi trường sống nhân tạo nhưng riêng thức ăn của chim yến vẫn lệ thuộc từ thiên nhiên. Vì vậy, việc chim yến di cư vẫn diễn ra định kỳ hàng năm, nhất là giai đoạn thời tiết chuyển mùa, nguồn thức ăn khan hiếm. Ngay cả những vùng có thời tiết ấm áp quanh năm thì cũng không tránh khỏi việc di cư xảy ra định kỳ. Thực tế, việc thiếu thức ăn đã tạo nên sự di chuyển hàng loạt, còn việc chúng di chuyển bao nhiêu vẫn chưa ai nắm chắc chắn.

Do đó, cần phải có hệ thống tự động. Áp dụng thuật toán để xác định số lượng chim hàng ngày và phải triển khai trên diện rộng mới xác định được chính xác thời điểm chim di cư.

  • Thời tiết: Nguyên nhân dẫn đến việc chim di cư và côn trùng chết hàng loạt là do thời tiết lạnh, không có nắng ấm. Mặc dù các yếu  tố môi trường tương tác với nhau và dẫn đến một hệ quả nhưng chim không chết vì lạnh thì cũng sẽ chết vì đói khát.

Nếu chủ đầu tư giải quyết được vấn đề thức ăn, trong thức ăn có chứa ít nhất 30% nước thì đương nhiên sẽ không cần phải lo lắng về nguồn lương thực cho chim.

  • Thiếu thức ăn cục bộ: Ở khu vực miền Bắc, chim thường chết vì thiếu thức ăn vào mùa đông. Điều này có thể diễn ra như một chu kỳ hàng năm. 

Bắt đầu từ đèo Hải Vân vào Nam thì không phải chịu tác động của hiện trạng này. Nhưng một câu hỏi lớn đặt ra rằng tại sao tỷ lệ tăng đàn vẫn không như dự kiến là 300% mỗi năm? Nếu dựa theo phương pháp loại suy thì có thể do điều kiện môi trường, thức ăn cũng như tập tính sinh học của vật chủ thì chỉ có nguyên nhân thức ăn là biến động. Vì vậy, nguyên nhân khiến chim yến không tăng đàn phần lớn là do thức ăn.

  • Hiện trạng chế biến tổ yến: Đa phần chủ nhà nuôi yến tại Việt Nam thường kiêm luôn việc chế biến. Điều này hình thành từ việc thu hoạch tổ yến tại nhà sau đó phát triển thành các cơ sở chế biến nhỏ lẻ. Do chỉ là quy mô nhỏ nên thường dùng các phương pháp chế biến thủ công vì vậy thành phẩm làm ra đều không có các trang bị hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả.

Mặt khác, vì chưa có quy định cụ thể hay quy chuẩn cho việc xây dựng nhà nuôi yến, cũng như việc đánh giá tác động môi trường. Thêm đó, vẫn chưa có một quy hoạch cụ thể về vùng dẫn dụ nuôi chim yến để làm cơ sở thẩm định, cấp phép và quản lý hoạt động nuôi chim yến.

  • Chi phí đầu tư:  Chi phí đầu tư xây dựng nhà yến khá cao, lên đến hàng tỷ đồng/nhà, nên đa phần nhà yến tại các địa phương được người dân tu sửa, cơi nới và kết hợp với nhà ở. Nhiều nhà yến xây dựng trong các khu vực đông dân cư và chưa phù hợp với quy định cũng như điều kiện vệ sinh thú y, quy hoạch chăn nuôi gia cầm.

Tham khảo thêm: Sản phẩm thiết bị nhà yến 

Có Nên Đầu Tư Nuôi Yến?

Chính vì những lợi ích tuyệt vời từ yến sào ( tổ yến) món ăn đắt giá mà chỉ có giới thượng lưu mới đủ tiền mua và dùng. Đây cũng chính là lý do chúng ta nên nghiên cứu và phát triển ngành nuôi yến, dù cực kỳ nguy hiểm nhưng vẫn luôn được duy trì phát triển trong những năm qua. 

Lý do việc khai thác tổ yến từ thiên nhiên hiện nay dần dần không được ủng hộ, vì gây nhiều nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái. Do đó, người dân có thể kinh doanh theo hướng đầu tư nuôi yến ngay tại nhà mình. 

Mỗi tổ yến thô hiện tại, người dân có thể thu được lợi nhuận khoảng 35 triệu đồng/kg. Chỉ mất 3 tháng để tiến hành thu hoạch tổ yến 1 lần và nếu như thu được 1000 tổ ( 10kg tổ yến) thì lợi nhuận có thể tăng lên con số 100 triệu đồng cho mỗi tháng.

Tóm lại, đầu tư nuôi yến là một nghề nên làm. Triển vọng nghề nuôi yến trong nhà rất rõ ràng, tuy nhiên để đảm bảo được nguồn thu hiệu quả và lợi nhuận, chủ đầu  tư cần phân tích đúng đắn về các yếu tố liên quan, nhằm hạn chế được các nguy cơ gây hại, đồng thời nâng cao hiệu quả nghề nuôi yến. 

Một số lý do nên đầu tư xây dựng nhà yến trong những năm tới: 

  • Thiên nhiên đa dạng, phong phú tại Việt Nam làm cho nguồn thức ăn của chim yến dồi dào, thuận lợi để sinh sản và phát triển
  • Hàng năm, lượng đàn chim yến có thể tăng từ 2 đến 3 lần cho 1 nhà yến
  • Một số khu vực tại Việt Nam chưa khai thác triệt để hết tiềm năng chim yến về nhà làm tổ
  • Nhu cầu sử dụng yến sào ngày một tăng cao do người dùng hiện nay đã chú ý hơn đến sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình. Yến sào ( tổ yến) được sử dụng phổ biến ở các khu vực như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, Trung Đông,..
  • Giá xuất khẩu của yến sào khá cao khi mang thương hiệu cao cấp và áp dụng được công nghệ truy xuất nguồn gốc

nhặt tổ yến tại công ty thiết bị nuôi yến pvh

Nguyên Nhân Đầu Tư Nhà Yến Thất Bại

  • Việc chọn người xây dựng và tư vấn nhà yến không ổn là một lý do quen thuộc dẫn đến thất bại ở hầu hết các chủ đầu tư. Chẳng phải người nào cũng có khả năng, kỹ thuật và kiến thức làm nghề kỹ thuật gọi yến được. Hầu hết, người kỹ sư xây dựng nhà yến thời nay hầu hết có nguồn gốc từ ngành xây dựng đi lên mà không am tường hiểu biết về nghề chăm sóc yến. Họ sẽ khuyên bạn làm thế nào để kiếm tiền thật nhiều từ khoản tiền chủ dự án vào các trang thiết bị, xây dựng, lát … Mà không bảo đảm điều gì cụ thể trong giao kèo, hợp đồng thành công của nhà yến.
  • Chủ đầu tư quá ham muốn thành công chỉ nhìn vào bề nổi trên các mạng xã hội,internet mà không thấy được bề chìm về sự thực ngành này. Chỉ lúc đã bỏ công sức, tiền bạc rồi mới thấy được bao điều trái ngang. Lúc này mới cần tìm hiểu , nhận xét cặn kẽ hơn.

Không phải vì những yếu tốt không thành công trên mà từ bỏ xây nhà, đầu tư nhà yến ở năm 2021. Nghề nuôi yến nếu thành công vẫn là một kênh đầu tư có lợi nhất. Khả năng thành công cho nghành yến sào này cực lớn, nó nhiều khả năng đem đến lãi chủ dự án hàng trăm triệu đồng cho đến hàng tỷ đồng từng năm. Đặc biệt giá trị bất động sản của nhà yến hơn gấp 4 5 lần nếu có thu hoạch đều đặn và tiềm năng phát triển. Triển vọng nghề nuôi yến trong nhà cho ngành bất động sản củng đang hot dần trong thời gian tới.
Ví dụ: Chi phí xây dựng nhà yến là 1,5 tỷ cho nhà yến 5×20 3 sàn. Nếu có thu hoạch sau 2 năm giá trị có thể lên đến 4 hoặc 5 tỷ dựa vào tiềm năng tăng trưởng của đàn yến.

Thiết bị nuôi yến PvH đưa ra lời khuyên chân thành, những ai muốn đầu tư nuôi yến không nên vay mượn để đầu tư. Hãy sử dụng vốn nhàn rỗi, tính toán kỹ càng số năm kèm kỳ vọng của mình sau bao lâu thu hồi vốn lẫn có lãi. Chuẩn bị tư tưởng tâm lý kiên trì bền vững, các rủi ro gặp phải trong tương lai trong quá trình đầu tư

Xem thêm: Chi Phí Chi Tiết Xây Dựng Nhà Nuôi Yến Mới Nhất 2021

Tham Khảo Thêm Các Bài Viết Bổ Ích Khác:

Báo Giá Gỗ Nhà Yến: Gỗ meranti và gỗ bạch tùng

Thủ Tục Pháp Lý Xây Dựng Nhà Yến

Nhà Yến Thành Công Cần Gì?

Tổng Quan Âm Thanh Nuôi Yến

Tổng Quan Nghề Nuôi Yến

Bản Vẽ Thiết Kế Nhà Yến

Cách Tạo Côn Trùng Cho Nhà Yến

Kỹ Thuật Xây Dựng Nhà Yến

Mô Hình Nhà Yến Cấp 4

Kỹ Thuật Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Yến

Kinh Nghiệm Nuôi Yến Lấy Tổ 300kg/ Năm

15+ Kỹ Thuật Nuôi Yến Trong Nhà

Đặc Điểm Nhận Biết Vùng Nuôi Yến Tiềm Năm

Cách Thu Hoạch Tổ Yến Chuẩn Nhất

Kích thước nhà yến tiêu chuẩn và hiệu quả

Kỹ Thuật Vận Hành Nhà Yến

Độ Ẩm Và Nhiệt Độ Nhà Yến Thành Công

2 thoughts on “Tổng quan nghề nuôi yến: tiềm năng hay rủi ro 2021

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0945.626.845
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon