TỔNG QUAN THỦ TỤC PHÁP LÝ XÂY DỰNG NHÀ NUÔI CHIM YẾN 2024
Xây nhà nuôi yến đang là một trong những lĩnh vực “hot” được rất nhiều người quan tâm, “đổ tiền” vào để đầu tư ở thời điểm hiện tại.
Một trong những nguyên nhân chính là nhờ vào khả năng phát triển ổn định và lợi nhuận kinh tế tăng dần đều mà ngành này mang lại.
Ngoài các yếu tố thuộc về tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, đất đai,… thì việc xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến cũng là một trong những điều quan trọng và đầu tiên nhất mà bạn phải quan tâm, nếu không muốn gặp phải những rắc rối về pháp lý trong tương lai.
Chính vì thế, hôm nay PvH sẽ trình bày một số kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như các bước đăng kí và những thủ tục cần thiết để các bạn có thể xin được giấy phép xây dựng nhà nuôi yến nhé!.
I. Lợi ích và pháp lý cần thiết của việc xin giấy phép xây dựng nhà yến
Việc có giấy phép sẽ giúp bạn có thể thoải mái, tự tin xây dựng, toàn tâm, toàn lực phát triển nhà yến mà không cần phải sợ sệt khi bị các cơ quan chức năng kiểm tra, phạt nguội, bắt buộc phải phá bỏ công trình sau này.
- Việc có giấy phép xây nhà yến, sau này bạn sẽ được chính danh cũng như dễ dàng xuất khẩu chính ngạch hơn.
- Có thể thoải mái xuất hóa đơn bán yến cho các đối tác mua sỉ một cách dễ dàng.
- Bạn sẽ được đền bù thiệt hại khi xảy ra dịch bệnh hoặc khi có các quy hoạch phải tháo dỡ nhà yến.
- Việc bạn đăng ký an toàn thực phẩm cho sản phẩm yến sào của mình cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
- …
Xem thêm: Báo Giá Xây Nhà Nuôi Yến Hiệu Quả 100%
II. Quy định nuôi yến: vùng nằm trong quy hoạch không được xây nhà nuôi yến
Những vị trí đã nằm trong vùng quy hoạch và cấm không được phép xây dựng nhà nuôi yến thì tốt nhất là chúng ta không nên xây làm gì, bởi vì sau này, khi bị các cơ quan chức năng kiểm tra, nhà yến vẫn sẽ phải tạm dừng hoặc tệ hơn nữa là phải phá dỡ công trình ngay lập tức.
Đã có rất nhiều dự án mọi người xây dựng bất chấp rồi khi bị kiểm tra đi cửa sau, cho tiền rồi họ sẽ để yên cho qua. SAI LẦM!
Bởi lẽ, đến cuối cùng khi nhà yến đã được hoàn thiện và chuẩn bị đi vào hoạt động, thì nhận được tin báo rằng chính quyền xuống yêu cầu phá dỡ công trình cũng như phạt một khoản tiền lớn vì xây dựng trái phép.
Cố gắng để rồi “tiền mất, tật mang”.
Vậy, nếu những nơi nằm trong khu quy hoạch nhưng lại không bị cấm thì chúng ta sẽ cần các thủ tục pháp lý gì để có thể xin được giấy phép xây dựng nhà yến?.
Các bạn có thể liên hệ PvH qua số hotline 0945 626 845 hoặc để lại thông tin tại website và fanpage của chúng tôi.
PvH sẽ liên hệ và giải đáp mọi thắc mắc cũng như yêu cầu của các quý khách hàng!.
III. Quy Định Nuôi Yến: Những vùng nằm ngoài quy hoạch không cấm xây nhà nuôi yến
Khi đã xác định được đất nuôi yến an toàn không bị dính quy hoạch thì ta cần xét thêm một yếu tố quyết định nửa đó là giấy phép xây dựng nhà yến – chăn nuôi yến sào. Bởi lẽ những nơi không cấm và không quy hoạch chỉ thoải mái xây dựng nhà ở mà thôi.
IV. Quy Định Nuôi Yến: Luật xây dựng nhà nuôi yến
Để đảm bảo, việc xây nhà yến là hợp pháp thì ngoài các thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà yến theo quy định, chủ đầu tư nhà yến còn phải lựa chọn vị trí xây dựng nằm ngoài khu vực nội thành, nội thị, xa khỏi các khu công nghiệp, nhà máy, khu dân cư đông đúc, các cơ sở y tế.
Đồng thời, cần giữ một khoảng cách hợp lý đối với khu vực bệnh viện, trường học, văn phòng, công sở, những nơi tôn nghiêm thuộc về tín ngưỡng, các khu bảo tồn, di tích văn hóa, khu tưởng niệm, lưu niệm,…
Về điều kiện xây dựng nhà yến:
Khu đất đủ điều kiện xây dựng nhà nuôi yến phải đáp ứng được những tiêu chí sau:
- Không nằm trong vùng quy hoạch, giải tỏa trong tương lai đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó.
- Khu đất được phép xây dựng đúng với mục đích sử dụng đã quy định trước đó.
- Các vị trí xây dựng phải đảm bảo đáp ứng tuân thủ đầy đủ quy định của dự thảo và Luật xây dựng năm 2014. ( click vào để đọc )
- Chủ đầu tư sẽ được cấp phép xây dựng công trình nhà nuôi yến trên đất trồng cây hàng năm tại khu vực nông thôn.
- Còn với các trường hợp trong những khu đô thị, khu dân cư, nơi tập trung đông người thì phải chứng minh được ý kiến đồng thuận, chấp nhận của cộng đồng dân cư xung quanh trong phạm vi bán kính 50m.
- Cũng như phải có giấy xác nhận của chính quyền tại địa phương đó về địa điểm xây dựng.
- Việc xây dựng phải được cam kết, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về môi trường, phòng cháy, chữa cháy.
- Đối với các quy định về môi trường, những tổ chức, cá nhân nuôi chim yến có quy mô, diện tích nhà yến từ 500m2 trở lên phải lập bảng báo cáo, đánh giá các tác động đối với môi trường trình lên cho Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.
- Những nhà nuôi yến có quy mô từ 50m2 đến dưới 500m2, cần phải lập bảng kế hoạch bảo vệ môi trường, sau đó trình lên cho UBND cấp huyện thẩm định và xác nhận trước khi bắt đầu triển khai xây dựng.
Trong trường hợp, nhà nuôi yến nhỏ hơn 50m2 sẽ được phép không phải đăng kí kế hoạch bảo vệ môi trường, thế nhưng cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều kiện như:
- Đảm bảo khoảng cách vị trí cách ly tối thiểu 200m đối với các bệnh viện, trường học, công sở, nơi tôn nghiêm tín ngưỡng.
- Trong phạm vi bán kính 1000m đối với các khu bảo tồn, khu di tích văn hóa, khu tưởng niệm, lưu niệm, cần thực hiện đúng mục đích sử dụng đất, hoặc đăng kí biến động đối với khu vực đất nông nghiệp.
Trong quá trình nuôi chim yến, ngoài việc đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh, cần phải thực hiện thu gom, xử lý các chất thải phát sinh theo quy định.
Đối với việc phát âm thanh dẫn dụ, cường độ âm thanh dẫn dụ không được vượt quá giới hạn cho phép tối đa về tiếng ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc tế về tiếng ồn).
- Như vậy, giới hạn tối đa được cho phép phát trong khung thời gian từ 6 – 21 giờ đêm là không quá 70 (dBA).
- Từ 21 – 6 giờ sáng hôm sau là không quá 55 (dBA).
Để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn trong khu vực gây ảnh hưởng đến các hộ xung quanh, chính quyền khuyến khích nên sử dụng các thiết bị âm thành bằng sóng siêu âm để dẫn dụ chim yến.
Xem thêm: Báo Giá Gỗ Nhà Yến Giá Sỉ
V. Thủ tục pháp lý xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến gồm những gì?
Thủ tục xin giấy phép xây nhà yến, theo quy định tại điều 3 của Thông tư số 35/2013 củ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
– Các chủ cơ sở xây dựng nhà nuôi chim yến phải có trách nhiệm phải khai báo trực tiếp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế ở các tỉnh, quận, huyện, thị xã, thuộc địa điểm xây dựng nhà nuôi yến.
Việc khai báo của các cơ sở nuôi yến sẽ được thực hiện theo mẫu có sẵn tại Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư này.
– Thời điểm và các đối tượng cần được khai báo bao gồm:
A: Các tổ chức, cá nhân phải khai báo lần đầu, khi cơ sở mới được xây dựng hoặc mới bắt đầu nuôi chim yến.
B: Trong trường hợp, các tổ chức, các nhân, cơ sở nuôi yến được được xây dựng và hoạt động nuôi chim yến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì cần phải khai báo chậm nhất là vào ngày 31 tháng 12 năm 2013.
C: Đối với các cơ sở, tổ chức, cá nhân nuôi chim yến có sự thay đổi về mặt quy mô cũng như diện tích khu vực nhà nuôi, số lượng chim nuôi thì cần phải khai báo chậm nhất là vào ngày 30 tháng 10 hằng năm.
Theo quy định về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà yến, để có thể xin được giấy phép xây nhà yến trên đất nông nghiệp thì các chủ cơ sở phải trình lên các cấp có thẩm quyền các loại giấy tờ để chứng minh vị trí xây dựng là phù hợp so với quy hoạch.
Có sổ đỏ hoặc có giấy chứng nhận đã được sự đồng thuận của Uỷ ban nhân dân.
Xem thêm: Thiết Bị Nhà Yến nhập khẩu giá tốt
VI. Hồ sơ cần chuẩn bị xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến
Sau khi đã biết về các thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà yến, chúng ta sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ một số bộ hồ sơ kèm theo như sau:
(Lưu ý: là các thủ tục cần kèm theo bản vẽ chi tiết cơ sở nuôi yến)
-
Đơn đề nghị xin cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến theo như mẫu văn bản đã được quy định.
-
Bản sao, có công chứng của các loại giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
-
Bản vẽ mặt bằng chi tiết về công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 và phải có đính kèm theo sơ đồ định vị, vị trí chính xác của dự án, công trình nhà nuôi chim yến.
-
Bản vẽ mặt bằng của các tầng, các mặt đứng, mặt cắt chính của dự án nhà nuôi chim yến vẽ theo tỷ lệ 1/50 – 1/200.
-
Bản vẽ mặt bằng móng (chi tiết) tỷ lệ 1/50 – 1/200, các mặt cắt móng (chi tiết) tỷ lệ 1/50, các sơ đồ về hệ thống cấp thoát nước mưa, xử lý các loại nước thải, cấp điện, cấp nước tỷ lệ 1/50-1/200.
-
Bản sao có công chứng (ảnh chụp hoặc scan bản chính) của hai bộ bản vẽ, thiết kế kỹ thuật hay thiết kế bản vẽ thi công, được phê duyệt bao gồm:
-
Về kế hoạch bảo vệ môi trường đối với diện tích các căn nhà yến dưới 500m2.
-
Lập các bản báo cáo tác động ảnh hưởng đến môi trường, đối với quy mô nhà yến diện tích trên 500m2.
Trong trường hợp, các bản thiết kế của cơ sở thi công xây dựng nhà nuôi yến đã được thẩm định thì những bản vẽ thiết kế là bản sao của các bản vẽ thiết kế xây dựng cũng coi như là đã được phê duyệt.
Đối với các công trình có xây dựng tầng hầm, thì hồ sơ thẩm định cần phải kèm theo bản sao của văn bản chấp thuận biện pháp thi công xây móng.
Điều này sẽ giúp bảo đảm an toàn cho công trình thi công cũng như các công trình khác ở khu vực lân cận.
Còn với các công trình được xây dựng liền kề thì cần phải kèm theo bản cam kết của các chủ đầu tư bảo đảm sự an toàn tuyệt đối cho công trình liền kề.
Vậy, xin giấy phép nuôi yến ở đâu?
Để tiến hành nộp hồ sơ, bạn cần đến trực tiếp tại UBND huyện nơi công trình sẽ xây dựng.
VII. Các bước xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến
Sau khi đã hiểu về thủ tục cũng như các loại hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến.
Thì tiếp theo, Công ty PvH sẽ giới thiệu cho mọi người các bước của quy trình xin giấy phép xây dựng nhà yến như sau:
– Bước 1: Tìm hiểu về khu đất chuẩn bị xây dựng
Hiện nay, những địa phương như: An Giang, Kiêng Giang, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định,… đã ban hành nhiều quy định về vùng được phép xây dựng nhà nuôi chim yến.
Để có thể tìm hiểu về các khu đất được phép xây dựng nhà nuôi yến, các chủ đầu tư cần phải liên hệ với UBND hoặc Phòng Tài nguyên – Môi trường cấp huyện tại nơi trực tiếp quản lý khu đất để hỏi và xác minh.
Các khu đất đủ điều kiện để xây dựng nhà nuôi yến cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
- Đất không nằm bên trong các vùng đã hoặc đang được quy hoạch, giải tỏa trong tương lai và đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đó.
- Khu đất này đã được cấp phép xây dựng đúng với mục đích sử dụng thực tế đã được quy định trước đó trong các văn bản có liên quan.
– Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ, chính xác hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà yến
Cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ mà PvH đã giới thiệu cho mọi người ở mục Hồ sơ cần chuẩn bị xin giấy phép xây dựng nhà nuôi yến
-Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ
Để tiến hành nộp hồ sơ, bạn cần đến trực tiếp tại UBND huyện nơi công trình sẽ xây dựng.
Nếu bạn không có thời gian hoặc còn đang, chưa nắm rõ quy trình nộp hồ sơ, có thể nhờ đến sự trợ giúp của các công ty xây dựng nhà yến uy tín đến để hỗ trợ.
Đối với hạn mức chi phí để xây dựng nhà yến hợp lý, hồ sơ của bạn sẽ nhanh chóng được hoàn thành cùng với các thủ tục liên quan.
-Bước 4: Chờ phản hồi từ các cơ quan chức năng
Hồ sơ xin phép sau khi nộp sẽ được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét trong vòng vài ngày đến 1 tuần.
Sau đó, mới trả lại cho chủ đầu tư nếu như công trình đã đạt các yêu cầu về thủ tục cấp phép nhà nuôi yến.
Khi hồ sơ đã được trả lại, chủ đầu tư mới được phép bắt đầu khởi công và tiến hành xây dựng công trình nhà nuôi yến.
VIII. Nên chọn đơn vị nào thiết kế bản vẽ nhà yến đảm bảo để có thể an tâm gửi hồ sơ xin giấy phép
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực về yến sào và nhà yến.
Thiết Bị Nuôi Yến PvH, tự tin là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thi công và cung cấp các thiết bị nhà yến chính ngạch từ các thị trường đang rất thành công về yến như: Malaysia, Taiwan… về Việt Nam.
Để có thể xây dựng được một nhà nuôi yến thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thì việc đầu tiên, đó chính là người chủ đầu tư cần phải có một bản vẽ thiết kế đạt chuẩn, đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật.
Đáp ứng đủ các điều này sẽ có thể giúp tỉ lệ được cấp phép xây dựng nhà yến của bạn thành công lên đến hơn 96 %.
Với đội ngũ kiến trúc, kỹ sư, kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực và được đưa đi đào tạo, nâng cao tay nghề thường xuyên.
Thiết Bị Nuôi Yến PvH nhận thiết kế bản vẽ cho các nhà đầu tư, cam kết bản vẽ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, khoa học và được thi công trọn gói đối với công trình xây dựng nhà nuôi yến.
PvH sẽ đảm bảo tính thực tế cũng như cam kết nhà yến sau khi xây dựng sẽ mang lại hiệu quả khi sử dụng, chúng tôi cũng sẽ kê khai cụ thể, chi tiết, rõ ràng minh bạch, những hạng mục khi xây nhà yến.
Nếu bạn đang có nhu cầu hoặc có bất kì các thắc mắc nào về việc thiết kế bản vẽ nhà yến, xin giấy phép nuôi yến ở đâu?, mua thiết bị nuôi yến ở đâu thì chất lượng,…
Liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 0945 626 845 gặp Mr. Hoàng hoặc để lại thông tin liên lạc trên Website và Fanpage Facebook!.
Chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp trực tiếp, hoàn toàn miễn phí tất cả các thắc mắc của quý khách hàng!.
Qua bài viết tổng quan thủ tục pháp lý xây dựng nhà nuôi chim yến này hi vọng các bạn hiểu rõ hơn và cùng đóng góp kiến thức vì cộng đồng với Thiết Bị Nuôi Yến PvH trong năm 2021!
Các bài viết khác:
Cách Tạo Côn Trùng Cho Nhà Yến
Kỹ Thuật Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Yến
Kinh Nghiệm Nuôi Yến Lấy Tổ 300kg/ Năm
15+ Kỹ Thuật Nuôi Yến Trong Nhà
Đặc Điểm Nhận Biết Vùng Nuôi Yến Tiềm Năm
Cách Thu Hoạch Tổ Yến Chuẩn Nhất
Kích thước nhà yến tiêu chuẩn và hiệu quả
Độ Ẩm Và Nhiệt Độ Nhà Yến Thành Công